Vết bỏng nhẹ trở nặng vì xử trí sai cách – VnExpress

Trẻ nhỏ rất hiếu động, dễ bị bỏng nếu tiếp xúc với các vật nóng, nguồn điện do người lớn vô ý trong quá trình chăm sóc trẻ. Bỏng nước sôi, thức ăn nóng; bỏng lửa, điện, hóa chất… rất thường gặp ở trẻ em. Nếu phụ huynh chăm sóc không đúng cách có thể khiến vết bỏng sưng tấy nhiễm trùng, nặng hơn có thể gây nguy hiểm tính mạng.

Vết bỏng nhiễm trùng, khiến trẻ sốt cao

Bé Thanh An (1,5 tuổi) được mẹ đưa đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội vào khoảng tháng 9 trong tình trạng sốt cao không rõ nguyên nhân. Qua thăm khám, bác sĩ Dương Thùy Nga – Phó trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội phát hiện bé có vết bỏng ở ngón chân đang sưng tấy, rỉ nước vàng, nhiễm trùng gây sốt.

Vài ngày trước, trong lúc ở nhà, người mẹ vô ý khiến bé bị bỏng nước sôi. Vết bỏng không quá rộng, bé vẫn ăn uống sinh hoạt bình thường. Khi vết bỏng sưng phồng, mụn nước bị vỡ ra, mẹ cũng không để ý vệ sinh cho con. Bác sĩ Nga cho biết, phụ huynh khi thấy con sốt thường nhầm tưởng con viêm họng, trong khi nguyên nhân sốt do vết bỏng bị nhiễm trùng. Để chữa trị, bác sĩ phải tiêm kháng sinh cho bé An trong hai tuần.

“May mắn là phụ huynh đưa bé đến kịp thời, nếu trễ có thể nhiễm trùng toàn thân, gây suy đa tạng rất nguy hiểm”, bác sĩ Nga nói. Sau đó, mẹ của bé An được bác sĩ hướng dẫn vệ sinh vết thương đúng cách tại nhà và tái khám theo lịch của bác sĩ.

Theo bác sĩ Nga, trường hợp bỏng trong tai nạn sinh hoạt như bé An rất thường gặp. Trong các ca nhập viện điều trị do bỏng thì tỷ lệ trẻ nhỏ bị bỏng chiếm 2/3, phổ biến nhất là bỏng nước sôi. Một phần do trẻ hiếu động chưa biết phân biệt tình huống không an toàn, một phần do người lớn sơ suất khiến con gặp tai nạn. Những trường hợp không xử lý đúng cách vết bỏng từ nhẹ trở nặng. Thay vì chỉ cần dùng vệ sinh ngoài da, trẻ phải uống kháng sinh vì sốt cao, nhiễm trùng.

Bác sĩ Dương Thùy Nga thăm khám cho trẻ tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội.

Bác sĩ Dương Thùy Nga thăm khám cho trẻ tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội.

Những sai lầm phụ huynh thường mắc là thoa kem đánh răng, mật ong, trái cây… vào vết bỏng gây nhiễm trùng. Theo bác sĩ Nga, kem đánh răng không làm dịu vết bỏng như nhiều người thường nghĩ. Kem đánh răng chỉ chứa kiềm nhẹ, thoa lên vết bỏng khiến trẻ đau đớn hơn. Trong trường hợp bỏng axit có thể dùng nhưng phụ huynh cũng không rõ loại nào phù hợp nên tốt nhất là không nên sử dụng kem đánh răng.

Một số người còn chườm đá lạnh có thể khiến vết thương trở nên tệ hơn vì đột ngột gặp lạnh sẽ khiến biểu bì da co rút lại, vết bỏng sẽ càng lâu khỏi và dễ viêm loét. Đắp các loại lá theo cách dân gian để vết bỏng mau lành hơn cũng có thể ảnh hưởng đến vùng da đang nhạy cảm vì bị tổn thương do bỏng. Các loại lá không sạch cũng khiến cho vùng da đang tổn thương dễ bị nhiễm trùng.

Xử trí khi trẻ bị bỏng đúng cách

Bác sĩ Nga khuyên khi trẻ bị bỏng, điều đầu tiên, cha mẹ cần làm là tách trẻ ra khỏi nguyên nhân gây bỏng ngay lập tức. Sau đó, xả nước mát (khoảng 15-20 độ C) vào vết bỏng tối thiểu 10-15 phút. Việc này giúp giảm nhiệt độ bỏng, giảm đau, phù nề, viêm nhiễm và giảm độ sâu của vết thương, hạn chế tổn thương lan rộng. Nếu không, có thể dội nước mát sạch lên đó vài lần. Vì ngay cả khi đã không còn tiếp xúc với tác nhân gây bỏng, lượng nhiệt tích tụ ở vết bỏng vẫn tiếp tục gây tổn thương sâu hơn.

Sau đó, phụ huynh nên bảo vệ vết thương của trẻ để tránh tổn thương và nhiễm trùng thêm bằng cách dùng bằng gạc sạch hoặc vải mỏng băng nhẹ nhàng che phủ vết bỏng, tránh băng quá chặt làm tổn thương, khiến vết bỏng nặng thêm. Nếu vùng bỏng lớn thì không nên cởi bỏ quần áo khiến bị lột da vùng bỏng, nên nhanh chóng dùng kéo cắt áo quần ra tách khỏi vết bỏng tránh việc áo quần dính chặt vào vết bỏng khiến đau rát, dễ viêm nhiễm. Không được tiếp xúc trực tiếp với vết bỏng để tránh nhiễm khuẩn làm cho vết bỏng nặng hơn.

Tùy theo vết bỏng nặng hay nhẹ mà phụ huynh có thể đưa trẻ đi đến bệnh viện hay không. Cha mẹ có thể căn cứ vào ba cấp độ vết bỏng như sau:

– Ở cấp độ một: vết bỏng nhẹ nhất, diện tích da bị bỏng nhỏ, chỉ có lớp da bên ngoài tổn thương, đỏ như kiểu cháy nắng, thường 3-5 ngày sau sẽ lành, ít khi gây phồng rộp.

– Ở cấp độ hai: vùng da tổn thương sâu hơn, không còn chỉ là lớp da biểu bì trên cùng, phồng rộp và sưng tấy. Ở bỏng độ hai đa dạng phụ thuộc vào kích thước, độ sâu, tuổi và sức khỏe người bệnh nói chung. Với tất cả các loại bỏng, việc theo dõi, xử lý nhiễm trùng rất quan trọng. Bỏng độ hai có thể loại bỏ sẹo sau khi chữa khỏi.

– Ở cấp độ ba: vết bỏng nặng nhất, diện tích lớn, có thể lan tận vào da, cơ mô mềm… Các khu vực có thể chấm hồng đen, xuất hiện khô và trắng.

Vùng da bỏng lớn (trên 5 cm), phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám. Ảnh: Shutterstock.

Vùng da bỏng lớn (trên năm cm), phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám. Ảnh: Shutterstock.

Trường hợp bỏng độ hai, ba, sau khi xả dưới vòi nước sạch, băng gạc, phụ huynh nên cho trẻ đi bệnh viện để thăm khám và điều trị. Đặc biệt, vết bỏng nhiễm trùng, chảy máu, kích thước lớn (trên năm cm), ở vùng nhạy cảm (như mặt, mắt, tai, bộ phận sinh dục…) trẻ cần được đưa đến bệnh viện sớm.

Trường hợp bỏng điện rất nguy hiểm, khó đánh giá được tổn thương bên trong, có nguy cơ ảnh hưởng đến thần kinh, tính mạng của bé. Vì vậy, phụ huynh cần thăm khám và theo dõi trẻ sát sao tại nhà. Bỏng hóa chất ít gặp hơn nếu bé không ở gần nơi thí nghiệm, xử lý chất hóa học… Bỏng hóa chất, dù ở bộ phận nào cũng cần được bác sĩ xử lý kịp thời.

Trong quá trình chăm sóc vết bỏng, mẹ phải vệ sinh hàng ngày tại nhà cho con theo hướng dẫn của bác sĩ. Giữ vệ sinh sạch sẽ giúp vết bỏng mau lành, không nên buộc băng gạc quá chặt, chọc vỡ bóng nước vì có nguy cơ nhiễm trùng, tăng khả năng vi khuẩn xâm nhập. Nếu thấy vùng da bỏng ngày càng sưng tấy hơn, nhiễm trùng, rỉ nước vàng cần thăm khám cho trẻ.

Bác sĩ Nga giải thích không có chuyện “thịt độc” nên da lâu lành hơn “thịt mát” như cách nói dân gian. Vùng da bị tổn thương hồi phục nhanh hay lâu là do mức độ bỏng, quá trình chăm sóc của phụ huynh. Gia đình có con nhỏ nên có thuốc trị bỏng (dạng xịt, bôi) dự phòng. Các thuốc có lớp kháng khuẩn phòng nhiễm trùng và làm khô se vết thương nhanh hơn. Lưu ý về việc dùng kháng sinh nếu không cần thiết.

Trường hợp vết bỏng độ một, hai, trẻ không cần ăn uống kiêng khem. Chế độ ăn đa dạng, đủ chất giúp các bé khỏe mạnh, vết bỏng cũng nhanh lành hơn.

Cách phòng bỏng cho trẻ nhỏ

Để tránh những tai nạn đáng tiếc do bỏng gây ra cho trẻ, người lớn luôn để mắt đến các bé. Các gia đình thường có trường hợp trẻ lớn (dưới 10 tuổi) trông chừng trẻ nhỏ cũng không nên, vì các bé còn quá nhỏ chưa thể đánh giá được những mối nguy có thể xảy ra. Trong khi người lớn nấu canh, lẩu, thức ăn nóng, bình siêu tốc cần tránh xa trẻ. Các đồ vật nóng nên để trẻ trên cao, tránh xa tầm với của các bé.

Các vật dụng nóng nên để tránh xa tầm với của trẻ. Ảnh: Shutterstock.

Các vật dụng nóng nên để tránh xa tầm với của trẻ. Ảnh: Shutterstock.

Phòng tránh bỏng do điện, cha mẹ nên có phần che chắn cho ổ điện trong nhà, các phích cắm điện không xài nên cất gọn. Người lớn cũng thường vô ý để dây sạc điện thoại thòng lòng khi sau khi sạc xong. Không ít trường hợp trẻ bị điện giật do nguyên nhân này ảnh hưởng đến tính mạng.

Khi cho con lên và xuống xe cần có người lớn giúp đỡ tránh va chạm vào pô xe máy. Pô xe sau khi đi về cũng cần được che chắn cẩn thẩn, không cho trẻ chơi ở gần đó. Khi con ra ngoài trời nắng gắt, phụ huynh có thể thoa kem chống nắng tránh bị bỏng da, không nên cho trẻ tắm nắng vào lúc trời nắng gắt.

Tên nhân vật đã được thay đổi

Ngọc An

Bạn đang xem bài viết: Vết bỏng nhẹ trở nặng vì xử trí sai cách – VnExpress. Thông tin do Wingroup VN chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.

See more articles in category: Top hơn 10 cách trị phỏng tay phải xem

Sale off:

Best post:

Cách Mở Nắp Hộp Cơm Bị Hấp Hơi, Mẹo Vặt: Mở Nắp Chai Lọ Khi Vô Tình Vặn Quá Chặt
Cách Mở Nắp Hộp Cơm Bị Hấp Hơi, Mẹo Vặt: Mở Nắp Chai Lọ Khi Vô Tình Vặn Quá Chặt
Cách Hấp Má Heo Ngon – Cách Làm Đầu Heo Hấp Hành
Cách Hấp Má Heo Ngon – Cách Làm Đầu Heo Hấp Hành
Cách Hấp Khi Không Có Nồi Hấp, Cách Hấp Cách Thuỷ Bằng Bếp Ga Và Nồi Cơm Điện
Cách Hấp Khi Không Có Nồi Hấp, Cách Hấp Cách Thuỷ Bằng Bếp Ga Và Nồi Cơm Điện
Cách Đuổi Quỷ Hấp Tinh Quỷ” Theo, Quỷ Hấp Tinh Là Gì
Cách Đuổi Quỷ Hấp Tinh Quỷ” Theo, Quỷ Hấp Tinh Là Gì
Cách Hấp Bánh Bột Lọc Bằng Lò Vi Sóng ), Bánh Lọc Ngon Tại Đà Nẵng
Cách Hấp Bánh Bột Lọc Bằng Lò Vi Sóng ), Bánh Lọc Ngon Tại Đà Nẵng
Cách Làm Óc Bò Hấp Gừng Cực Ngon, Bổ Mà Không Bị Tanh, 3 Cách Chưng Óc Heo Vừa Đơn Giản Lại Dinh Dưỡng
Cách Làm Óc Bò Hấp Gừng Cực Ngon, Bổ Mà Không Bị Tanh, 3 Cách Chưng Óc Heo Vừa Đơn Giản Lại Dinh Dưỡng
Cá Mòi Kho & Cách Kho Cá Mòi Rục Xương, 3 Cách Kho Cá Mòi Bằng Nồi Áp Suất Ngon Bá Cháy
Cá Mòi Kho & Cách Kho Cá Mòi Rục Xương, 3 Cách Kho Cá Mòi Bằng Nồi Áp Suất Ngon Bá Cháy
Chế Biến Ngọc Dương Dê Đúng Cách Chế Biến Ngọc Dương Hấp Gừng
Chế Biến Ngọc Dương Dê Đúng Cách Chế Biến Ngọc Dương Hấp Gừng
Cách Tính Hàng Tồn Kho Chậm Luân Chuyển, Kiểm Toán Phần Hành Hàng Tồn Kho
Cách Tính Hàng Tồn Kho Chậm Luân Chuyển, Kiểm Toán Phần Hành Hàng Tồn Kho
Cách Hấp Lại Bánh Chưng Bằng Lò Vi Sóng Đúng Cách, An Toàn, Cách Rã Đông Bằng Lò Vi Sóng Đúng Cách, An Toàn
Cách Hấp Lại Bánh Chưng Bằng Lò Vi Sóng Đúng Cách, An Toàn, Cách Rã Đông Bằng Lò Vi Sóng Đúng Cách, An Toàn
Món Ngon, Cách Pha Nước Chấm Thịt Mèo Hấp Ngon Đúng Vị, Cách Làm Nước Chấm Thịt Mèo
Món Ngon, Cách Pha Nước Chấm Thịt Mèo Hấp Ngon Đúng Vị, Cách Làm Nước Chấm Thịt Mèo
Cách Làm Dúi Hấp Nguyên Con Dúi Chế Biến Món Gì Ngon Nhất, Hướng Dẫn Làm Thịt Dúi
Cách Làm Dúi Hấp Nguyên Con Dúi Chế Biến Món Gì Ngon Nhất, Hướng Dẫn Làm Thịt Dúi
Top 18 Cách Kho Cá Chuồn Kho Thơm Mới Nhất 2022, Top 18 Cách Nấu Cá Chuồn Kho Thơm Mới Nhất 2022
Top 18 Cách Kho Cá Chuồn Kho Thơm Mới Nhất 2022, Top 18 Cách Nấu Cá Chuồn Kho Thơm Mới Nhất 2022
Cách Tải Kho Báu Huyền Thoại Bản Trung Quốc, Kho Báu Huyền Thoại Vip 11
Cách Tải Kho Báu Huyền Thoại Bản Trung Quốc, Kho Báu Huyền Thoại Vip 11
New Bật Mí Cách Hấp Thịt Mèo Với Ngải Cứu, Hướng Dẫn Làm Thịt Mèo Cực Ngon
New Bật Mí Cách Hấp Thịt Mèo Với Ngải Cứu, Hướng Dẫn Làm Thịt Mèo Cực Ngon

Categories