Contents
“Tồn kho an toàn (Tiếng Anh : Safety Stock) là mức tồn kho hàng hoá, nguyên vật liệu nhằm để giảm rủi ro hết hàng do dịch chuyển cung, cầu hoặc để đáp ứng nhu cầu bất ngờ sẽ xảy ra trong tương lai”.
Các doanh nghiệp vẫn có thể tiếp tục sản xuất và bán ra sản phẩm của họ bằng cách sử dụng tồn kho an toàn khi các nhà cung cấp không thể giao hàng như đã hẹn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có tồn kho an toàn có thể tiếp tục phân phối sản phẩm từ kho khi doanh số bán hàng lớn hơn dự kiến hoặc khi sản xuất giảm.
Có một mức dự trữ tồn kho an toàn được xác định bằng công thức và Reorder Point chính xác có thể giúp doanh nghiệp giữ được uy tín với khách hàng nếu xảy ra các vấn đề có thể gây ra gián đoạn trong chuỗi cung ứng của bạn.
Xem thêm : Reorder Point là gì? Cách tính Reorder Point
Tại sao cần phải có dự trữ tồn kho an toàn
Các lợi ích khi có dự trữ tồn kho an toàn :
Các hạn chế đối với tồn kho an toàn :
Có nhiều cách khác nhau để tính toán lượng dự trữ tồn kho an toàn nhưng chúng ta sẽ tìm hiểu 6 cách thường gặp nhất, hãy bắt đầu từ cách đơn giản nhất.
***Lưu ý rằng : đơn vị tính phải được đồng nhất, có thể theo ngày, tháng, quý hoặc năm.
Đối với cả công thức đơn giản này, bạn sẽ cần biết:
Ví dụ 1 tháng doanh nghiệp của bạn bán ra 1000 thùng cà phê, như vậy tức là nhu cầu trung bình mỗi ngày bằng 1000 / 30 = ~33 thùng. Bạn cần phải có đủ nguyên vật liệu để đáp ứng sản xuất được 33 thùng này.
Đây là phương pháp dễ nhất nhưng lại không chính xác nhất để xác định kho an toàn. Để sử dụng nó, bạn sẽ phải xác định trước số ngày an toàn mà bạn sẽ cần để có thể đáp ứng nhu cầu tăng đột biến hoặc sự không nhất quán trong nguồn cung.
Ví dụ 1 : Nhu cầu của doanh nghiệp bạn là 33 thùng cà phê mỗi ngày, thời gian giao hàng trung bình của nhà cung cấp nguyên liệu cho bạn là 10 ngày. Dựa trên kinh nghiệm kinh doanh, bạn cần dự trữ tồn kho an toàn nguyên vật liệu cho 10 ngày để có thể giảm rủi ro cung cầu trong thời gian này. Như vậy :
Mức tồn kho an toàn = Nhu cầu trung bình x Số ngày an toàn = 33 x 10 = 330 thùng. Tức là bạn cần dự trữ tồn kho an toàn 330 thùng để đáp ứng nhu cầu trước mắt trước khi nhận được nguyên vật liệu từ nhà cung cấp và sản xuất những lô tiếp theo.
Lưu ý : Phương pháp này là phương pháp không có tính chính xác cao do những ngày an toàn cần thiết được đúc kết từ kinh nghiệm chứ không phải từ phân tích dữ liệu thực tế.
Phương pháp này còn gọi là Trung Bình – Tối Đa, với phương pháp này để tính toán lượng hàng an toàn, bạn cần biết thêm thời gian giao hàng tối đa cũng như nhu cầu tối đa của mình.
Ví dụ 2 : Nhu cầu trung bình của doanh nghiệp bạn là 1000 thùng cà phê, nhưng trong năm đó hằng tháng tối đa bạn sử dụng 1500 thùng cà phê. Thời gian giao hàng trung bình của nhà cung cấp là 5 ngày nhưng tối đa có thể đến 10 ngày và thời gian làm việc của doanh nghiệp bạn là 30 ngày mỗi tháng. Mekongsoft sẽ lấy đơn vị tính đồng nhất là ngày, do đó :
Nhu cầu trung bình mỗi ngày = 1000 / 30 = ~33 thùng
Nhu cầu tối đa mỗi ngày = 1500 / 30 = 50 thùng
Ta tính được : Mức tồn kho an toàn = (Nhu cầu tối đa x thời gian giao hàng tối đa) – (Nhu cầu trung bình x thời gian giao hàng trung bình) = (50 x 10) – (33 x 5) = 335 thùng.
Công thức tính tồn kho an toàn cho các biến cụ thể
Đối với các công thức này sẽ phức tạp hơn rất nhiều, tuy nhiên nó sẽ cho ra kết quả tốt và chính xác nhất tuỳ theo biến động.
Để sử dụng được các công thức này bạn cần phải biết :
Mức độ dịch vụ | Hệ số | Mức độ dịch vụ | Hệ số |
50% | 0 | 90% | 1.28 |
55% | 0.13 | 91% | 1.34 |
60% | 0.25 | 92% | 1.41 |
65% | 0.39 | 93% | 1.48 |
70% | 0.52 | 94% | 1.55 |
75% | 0.67 | 95% | 1.64 |
80% | 0.84 | 96% | 1.75 |
81% | 0.88 | 97% | 1.88 |
82% | 0.92 | 98% | 2.05 |
83% | 0.95 | 99% | 2.33 |
84% | 0.99 | 99.5% | 2.58 |
85% | 1.04 | 99.6% | 2.65 |
86% | 1.08 | 99.7% | 2.75 |
87% | 1.13 | 99.8% | 2.88 |
88% | 1.17 | 99.9% | 3.09 |
89% | 1.23 | 99.99% | 3.72 |
Công thức tính tồn kho an toàn khi thời gian giao hàng biến động
Trong trường hợp bạn có nhu cầu nhất quán nhưng thời gian giao hàng lại có biến động, trước tiên bạn cần phải tính độ lệch chuẩn của thời gian giao hàng.
Sau đó bạn có thể tính lượng dự trữ tồn kho an toàn cần thiết của mình bằng phương trình này.
Ví dụ 3 : Nhu cầu trung bình mỗi ngày của doanh nghiệp bạn là 33 thùng cà phê và mong muốn mức độ dịch vụ ở mức 90% nhu cầu. Thời gian giao hàng biến động như bảng sau :
Thời gian dự kiến | Thời gian thực tế | Độ lệch | |
Tháng 1 | 5 | 7 | +2 |
Tháng 2 | 5 | 4 | -1 |
Tháng 3 | 5 | 6 | +1 |
Tháng 4 | 5 | 7 | +2 |
Tổng độ lệch sẽ là 2 + (-1) + 1 + 2 = 4. Ta sẽ đi tính toán độ lệch chuẩn :
Độ lệch chuẩn thời gian giao hàng = (Tổng độ lệch theo số lần giao hàng / số lần giao hàng) + Thời gian dự kiến trung bình = (4 / 4) + 5 = 6.
Như bảng hệ số mức độ dịch vụ phía trên, mức độ dịch vụ 90% thì hệ số tương ứng là 1.28. Ta đi tính mức tồn kho an toàn như sau :
Mức tồn kho an toàn = Hệ số mức độ dịch vụ x Độ lệch chuẩn thời gian giao hàng x Nhu cầu trung bình = 1.28 x 6 x 33 = 253.44 thùng.
Công thức tính tồn kho an toàn khi nhu cầu biến động
Nếu thời gian giao hàng của nhà cung cấp đồng nhất nhưng nhu cầu có sự dao động, trước tiên hãy tính toán đô lệch chuẩn của nhu cầu.
Sau đó hãy tiếp tục sử dụng công thức này để tính toán lượng dự trữ tồn kho an toàn của bạn.
Ví dụ 4 : Nhu cầu trung bình mỗi tháng của doanh nghiệp bạn là 1000 thùng cà phê, thời gian giao hàng của nhà cung cấp là 5 ngày, bạn mong muốn duy trì mức độ dịch vụ ở mức 90% tương đương hệ số 1.28 và độ lệch nhu cầu cà phê có số liệu biến động như bảng sau :
Tháng | Số lượng bán | Độ lệch |
1 | 900 | -100 |
2 | 1200 | 200 |
3 | 800 | -200 |
4 | 1100 | 100 |
Trước tiên ta tính độ lệch chuẩn :
Độ lệch chuẩn nhu cầu = √ [((Độ lệch nhu cầu đợt 1)2 + (Độ lệch nhu cầu đợt 2)2 +…+ (Độ lệch nhu cầu đợt N)2) / Tổng số đợt] = √[((-100)2 + 2002 + (-200)2 + 1002) / 4 ] = √[(10000 + 40000 + 40000 + 10000) / 4] = √25000 = ~ 158. Như vậy độ lệch chuẩn là ~158 thùng mỗi tháng, tương đương ~ 5.27 thùng mỗi ngày (giả sử 30 ngày làm việc).
Ta tính được mức tồn kho an toàn như sau :
Mức tồn kho an toàn = Hệ số mức độ dịch vụ x √thời gian giao hàng x Độ lệch chuẩn nhu cầu = 1.28 x √5 x 5.27 = ~ 15 thùng mỗi ngày, tương đương ~ 452 thùng mỗi tháng.
Công thức tính tồn kho an toàn khi nhu cầu và thời gian giao hàng biến động độc lập
Đây là tình huống cả thời gian giao hàng và nhu cầu đồng thời có biến động, tuy nhiên lại không phụ thuộc lẫn nhau, tức là thời gian giao hàng sẽ không làm thay đổi nhu cầu và ngược lại. Công thức như sau :
Ví dụ 5 : Lấy số liệu từ ví dụ 3 và 4 với mong muốn mức độ dịch vụ là 90% tương đương hệ số 1.28, thời gian giao hàng trung bình là 5 ngày, độ lệch chuẩn của thời gian giao hàng là 6, nhu cầu trung bình mỗi ngày là 33 thùng và độ lệch chuẩn nhu cầu là 5.27, ta có :
Mức tồn kho an toàn = Hệ số mức độ dịch vụ x √[(Thời gian giao hàng trung bình x Độ lệch chuẩn nhu cầu2) + (Nhu cầu trung bình x Độ lệch chuẩn thời gian giao hàng2)] = 1.28 x √[(5 x 5.272) + (33 x 62)] = 1.28 x √1327 = ~ 46.6 thùng mỗi ngày.
Công thức tính tồn kho an toàn khi nhu cầu và thời gian giao hàng biến động phụ thuộc
Trong tình huống này, thời gian giao hàng và nhu cầu đều có biến động nhưng phụ thuộc vào nhau, có nghĩa là nhu cầu thay đổi có thể dẫn đến thời gian giao hàng thay đổi và ngược lại. Công thức như sau :
Ví dụ 6 : Lấy số liệu từ các ví dụ trên, ta có :
Mức tồn kho an toàn = (Hệ số mức độ dịch vụ x Độ lệch chuẩn nhu cầu x √Thời gian giao hàng trung bình) + (Hệ số mức độ dịch vụ x Nhu cầu trung bình x Độ lệch chuẩn thời gian giao hàng) = (1.28 x 5.27 x √5) + (1.28 x 33 x 6) = ~269