Nhiều người thường hay nhầm lẫn định nghĩa ROM (Read Only Memory: Bộ nhớ chỉ đọc) trong từ ROM Cook hay Stock ROM. ROM trên điện thoại được hiểu là phân vùng lưu trữ hệ điều hành, lâu dần khi khái niệm này trở nên thông dụng. ROM được hiểu như hệ điều hành của một thiết bị chạy Android. Tuy nhiên ROM lại được chia làm hai loại, đó là ROM Cook và Stock ROM.
ROM như chúng ta đã tìm hiểu ở trên, còn Cook có thể hiểu đơn giản là “xào, nấu”. Ở trong trường hợp này, ta có thể định nghĩa rằng ROM Cook là bản ROM được các nhà phát triển ứng dụng cá nhân hoặc tổ chức bên thứ ba tùy biến lại, làm đẹp giao diện, cải thiện một số tính năng theo hướng phục vụ người dùng tốt hơn.
ROM Cook rất đa dạng và nhiều chủng loại, người dùng cần tìm kiếm và lựa chọn bản rom phù hợp với điện thoại, để cài đặt chạy ổn định và quan trọng nhất là các tính năng hoạt động bình thường, tiết kiệm pin và tối ưu hơn so với bản ROM gốc của nhà sản xuất giới thiệu.
Hình ảnh giới thiệu ROM Cook là gì: Một giao diện ROM Cook được tùy biến.
Xem thêm: Flash Rom là gì? Flash Rom cho điện thoại Android có nguy hiểm không?
Stock có có thể hiểu là gốc, và khi ghép với ROM chúng ta có Stock ROM, hay còn gọi là bản ROM gốc mà nhà phát triển đã tích hợp trên chiếc điện thoại giống như khi mới mua về.
Stock ROM thường không quá màu mè về giao diện, tính năng dư thừa, tập trung vào những gì đơn giản nhất giúp để giúp cho máy mượt mà hơn và ổn định hơn. Ở trên thị trường hệ điều hành Android hiện nay, Android One chính là phiên bản Stock ROM thuần bản nhất để sau này các nhà sản xuất phát triển thêm tính năng, giao diện.
Hình ảnh giao diện Android One của Google.
Ưu điểm của Stock ROM là tính ổn định cao, nâng cao trải nghiệm thuần gốc nhất cho người dùng, ngoài ra còn được hỗ trợ lâu dài từ nhà phát triển. Nhược điểm của Stock ROM thì không có nhiều, chủ yếu đến từ sự thiếu hụt các tiện ích hay ho như ứng dụng điều khiển TV – Điều hoà, ứng dụng chuyển dữ liệu sang máy mới, hay như giao diện hơi nhạt nhoà…
Đối với những ai thích vọc vạch tìm hiểu cách cài đặt ROM, nâng cấp hệ điều hành trải nghiệm nhiều phiên bản hệ điều hành khác nhau thì Rom Cook là một lựa chọn không thể bỏ qua. Nhưng cài đặt ROM Cook cần phải chuẩn bị thật kĩ kiến thức, kĩ năng để thực hiện cho đúng nhằm tránh những rủi ro không đáng như brick máy, mất dữ liệu và không thể khôi phục.
Ngược lại, nếu bạn muốn một bản ROM được hỗ trợ lâu dài từ nhà phát hành, chạy mượt mà và ổn định thì Stock ROM là một lựa chọn tuyệt vời.
Trên đây là bài viết giới thiệu ROM Cook là gì và Stock ROM là gì? Nếu thấy hữu ích hãy chia sẻ cho nhiều người khác cùng biết bạn nhé.
Xem thêm: Bus RAM là gì? Làm thế nào để xem Bus RAM trên máy tính?
Có thể chia Rom Cook làm 2 loại:
Do không phải là Rom bản quyền, nên Rom Android Cook không có sự ổn định cao, dễ phát sinh lỗi.
Những ví dụ về dòng Rom Android Cook nổi bật hiện nay có thể nhắc đến như: CyanogenMod, MIUI, AOSP, Paranoid Android,…
Nhập số điện thoại mua hàng để hưởng
đặc quyền riêng tại FPT Shop
Bạn đang xem bài viết: Tìm hiểu ROM Cook là gì và Stock ROM là gì? Ưu và nhược điểm của từng loại ROM. Thông tin do Wingroup VN chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.
About admin