Dịch rất nhanh, dễ truy cập và dễ sử dụng google dịch đã trở thành công cụ dịch trực tuyến được nhiều người lựa chọn. Thậm chí, Google đã được nâng lên một tầm cao mới với những cái tên vô cùng thân thường là “bác google”, “chị google”. Chắc hẳn bạn cũng không quá xa lạ gì về Google dịch nói bậy vẫn thường được mọi người chia sẻ rộng khắp mạng xã hội thời gian qua. Trong bài viết này, Chúng tôi sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu google dịch nói bậy. Đặc biệt hé lộ những sự thật vô cùng thú vị về “bác google” “chị google” này nhé!
Contents
Contents
Google dịch (Google translate) là một công cụ dịch thuật trực tuyến do Google cung cấp. Với việc hỗ trợ hơn 100 ngôn ngữ khác nhau, có thể dịch theo nhiều phương tiện như giọng nói, hình ảnh hay văn bản. Công cụ này được ví như một “thông dịch viên” chuyên nghiệp luôn có mặt 24/24h để sẵn sàng hỗ trợ người dùng bất kỳ khi nào chỉ cần kết nối mạng.
Độ chính xác của google dịch cao nhưng không phải là tuyệt đối bởi cách thức hoạt động công cụ này dựa vào cơ chế hỗ trợ của cộng đồng. Cụ thể là phụ thuộc trực tiếp vào sự xác minh, đóng góp từ chính những người sử dụng. Cũng nhờ có Google dịch việc trao đổi thông tin giữa các nước, các ngôn ngữ được dễ dàng hơn.
Công cụ này cũng trở nên quan trọng với những người không thông thạo ngoại ngữ hoặc thường xuyên đi du lịch. Có rất nhiều cách để sử dụng google translate như sử dụng địa chỉ web, tích hợp sang trình duyệt dạng Add-On hay App.
Về bản chất, cơ chế hoạt động của google dịch là có sự xác minh, đóng góp của người dùng. Hiểu đơn giản, trong google dịch được tích hợp thêm một mục cộng đồng. Nếu để ý bạn sẽ thấy trên website google dịch sẽ có chức năng “
“Bạn có thể giúp cho các bản dịch của chúng tôi tốt hơn và thậm chí thêm những ngôn ngữ mới với tư cách là thành viên của Cộng đồng Google Dịch.”
Mặt khác, đối với những từ mới ít gặp Google cũng sẽ yêu cầu người dùng đóng góp để hoàn thiện hơn. Chính điều này đã vô tình tạo nên một lỗ hổng xuất hiện những bản dịch sai. Thậm chí cho ra kết quả google dịch nói bậy tiếng Việt. Đây cũng chính là lý do xuất hiện các câu dịch nghĩa “không đỡ được” của “chị google” khiến người dùng cảm thấy “nóng mặt”.
Cách dùng Google dịch không hề khó khăn hay phức tạp. Bất kể già trẻ, gái trai ai cũng có thể truy cập vào website Google dịch hoặc tải ứng dụng vào điện thoại.
Mỗi khi cần dịch ngôn ngữ nào đó, người dùng chỉ cần hỏi “bác google” bằng cách gõ văn bản cần dịch; hoặc tìm kiếm luôn bằng giọng nói. Và chỉ sau một click chuột là sẽ hiển thị ngay kết quả cho bạn.
Bạn đã bao giờ gặp tình huống “dở khóc dở cười” khi dùng Google dịch chưa? Thực tế đã có rất nhiều tình huống để minh chứng cho những sự ‘oái ăm” này. Trong một lần tình cờ, người dùng sử dụng Google Translate dịch văn bản cho ra một kết quả chưng hử, và rồi tin tức lan truyền rộng rãi khiến cộng đồng mạng sôi sục. Nhiều người còn cho rằng đây chỉ là trò đùa câu like photoshop nhưng khi đích thân kiểm chứng mới “ngã ngửa” ra, không tin vào mắt mình khi bị “chị Google” xài xể không suy nghĩ. Dưới đây là một số minh chứng:
“Không biết thì tra google” Liệu rằng, điều này sẽ còn đúng khi bạn xem các bức hình dưới đây:
Sau khi “nhắc nhẹ” người dùng về việc sử dụng câu từ chính xác thì chị Google mới dịch được. Còn sai chính tả thì chị dịch bậy cũng phải ráng chịu.
Trong một tình huống khác chỉ ghi thiếu một chữ cái mà chị Google không thương tiếc mà buông lời cay đắng. Có lẽ nào, nghĩa của từ “helo” sau khi được dịch là đoạn văn bản tiếng Việt phía dưới? Thật không thể tin nổi.
Ở một diễn biến khác, người dùng chia sẻ thêm khi dịch “go o morning” từ tiếng Anh sang tiếng Việt, thì kết quả người dùng nhận được cũng “choáng váng” không kém.
Khi dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt thì Google dịch đều trả về bản dịch gây bức xúc cho người dùng. Liệu rằng thử dịch một từ khác từ nghĩa tiếng Việt sang tiếng Anh xem tình hình có khả quan hơn không.
Việc Google dịch nói bậy khiến người dùng vô cùng khó chịu. Sẽ càng nóng mặt hơn khi khi ta lỡ tay bấm vào nút phát âm thanh màn hình và từ dịch bậy đó được đọc lên. Nếu có ai nghe thấy Chị Google nói tục tiếng Việt thì đúng là không thể chấp nhận được.
Google dịch nói bậy có thể một phần do sự đóng góp không chính xác của cộng đồng. Bởi lẽ, vì quá trình xác nhận các dịch thuật của người khác không đúng nhưng vẫn được chấp nhận. Điều này ảnh hưởng đến bản dịch cuối mà mọi người thấy. Tuy nhiên, người dùng còn phát hiện ra Google gặp lại lỗi y như “ma nhập” khi liên tục cho ra kết quả khó hiểu giống như một lời tiên tri rùng rợn vậy.
Thực ra, đây chỉ là một số lỗi kỹ thuật của Google do người dùng phát hiện và trở thành đề tài bàn tán rầm rộ một thời. Đến thời điểm hiện tại, những lỗi này đã được khắc phục để cho ra các kết quả chính xác hơn. Không còn xuất hiện những bản dịch đáng sợ như trên nữa.
Khi khám phá ra điều thú vị của Google Dịch nói, nhiều người không chỉ thuần túy dùng google dịch văn bản, hay học theo cách phát âm đúng chuẩn phiên bản của người nước ngoài. Thay vào đó họ còn thể hiện khả năng sáng tạo vô cùng độc đáo, coi chức năng đó như một trò giải trí. Vì thông qua giọng đọc hài hước, ngô nghê của chị google mang lại cảm giác tấu hài cực mạnh.
Hiện tại, Google dịch đã ra mắt được hơn 10 năm và tiếp tục được Google đảm bảo để trở thành một công cụ dịch phổ biến nhất. Tiện ích giúp mọi người giao tiếp với nhau dễ dàng hơn trong các tình huống khi chưa có sẵn bản dịch hoặc bản dịch chưa đúng. Tuy nhiên, bạn có thể vẫn chưa biết về những dữ kiện cực kỳ thú vị liên quan đến google dịch như sau:
Theo báo cáo từ các trang blog của Google Translate, dịch vụ này bao gồm khoảng hơn 500 triệu người dùng. Trên thực tế, con số này xấp xỉ bằng với toàn bộ số dân ở Liên minh châu Âu, với khoảng 508 triệu cư dân. Trong khi đó vào thời điểm Google dịch được phát hành năm 2006 số người dùng chỉ dừng với mức khoảng vài trăm.
Google dịch thực hiện nhiệm vụ dịch bằng cách khai thác cơ sở dữ liệu khổng lồ từ các bản dịch trong khi tìm kiếm bản mẫu. Chắc hẳn, bạn đang thắc mắc không biết có những trong hệ thống cơ sở đó sẽ gồm gì? Đừng lo lắng, Chăm Sóc Xe Hơi đã tổng hợp các nguồn lớn nhất trong cơ sở dữ liệu như sau:
Google dịch đã được công nhận và thậm chí còn hơn cả một trang web bình thường. Người dùng sẽ không cần phải vào mạng để truy cập tiện ích. Thay vào đó bạn chỉ cần tải ứng dụng về máy là đã có sẵn bản dịch thô của hơn 90 ngôn ngữ khác nhau hiện diện trên điện thoại mà không cần tốn dữ liệu mạng.
Tiện ích Google dịch không được sử dụng cho các giao dịch kinh doanh riêng
Google Translate chắc chắn là một công cụ tuyệt vời cho nhiều tình huống thích hợp. Ví dụ: nó cực kỳ hữu ích giúp bạn hiểu được nội dung chính của trang web được viết bằng một ngôn ngữ khác. Điều này giúp tiết kiệm thời gian cho người nào đó đang vô vọng khi không gặp được người nào biết tiếng Anh. Tuy nhiên, Google không sử dụng nó tạo ra những giao dịch kinh doanh riêng. Bởi sự thật là tiện ích Google dịch vẫn không thể thay thế được cho các dịch giả và đó là lý do nó đã không sử dụng được cho mục đích kinh doanh.
Google dịch chuyển đổi hoặc dịch nhiều hơn 100 tỷ từ mỗi ngày
Đây là một thực tế thú vị khác về Google dịch đáng được nhắc tới. Con số này tương đương với một chồng sách có khoảng 128.000 quyển Kinh Thánh mỗi ngày. Thực sự việc đếm con số này không phải chuyện đơn giản!
Google dịch thực sự là một tiện ích rất tuyệt vời cho người dùng. Và những lỗi sai google dịch nói bậy cũng sẽ thường được google cập nhật, sửa lỗi ngay sau đó. Hy vọng rằng bài viết đem đến luồng thông tin giải trí cho bạn đọc về google dịch. Bạn có phát hiện tình huống google dịch nói bậy “dở khóc dở cười” nào không? Đừng ngại chia sẻ và cập nhật chỉnh sửa để “chị google” biết nhé.
Bạn đang xem bài viết: Google dịch nói bậy và những sự thật thú vị về google dịch!. Thông tin do Wingroup VN chọn lọc và tổng hợp cùng với các chủ đề liên quan khác.
About admin